VẤN ĐỀ Mắt mờ vào chiều tối: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ giải pháp

Mắt mờ vào chiều tối (hay còn gọi là quáng gà, chứng mù đêm) là tình trạng mắt không nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng thấp như khi ta lái xe vào ban đêm, hoặc ở trong rạp chiếu phim hay nhà hàng. Hãy cùng với Essilor tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này! 

Thị lực ban đêm kém có thể là dấu hiệu của những bệnh lý mắt (thường liên quan đến võng mạc) hay chỉ đơn giản liên quan đến tật khúc xạ của mắt, đặc biệt ở những người bị cận thị/ loạn thị nhưng chưa được chỉnh kính chính xác.

MẮT TA HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO VÀO BAN ĐÊM?

Mắt ta liên tục điều chỉnh lượng ánh sáng tiếp nhận được từ môi trường xung quanh. Khi bạn ở trong điều kiện thiếu sáng, đồng tử của bạn (lỗ tròn màu đen ở giữa mắt) sẽ lớn hơn (giãn ra) để nhiều ánh sáng đi vào mắt và giúp bạn thấy rõ hơn. Ánh sáng sẽ đi đến võng mạc - mô ở phía sau mắt của bạn, nơi chứa các tế bào que và tế bào nón.

Tế bào nón giúp bạn nhận biết màu sắc.

Tế bào que giúp bạn nhìn tốt trong bóng tối.

Khi những tế bào này bị tổn thương do bệnh lý hoặc chấn thương, bạn sẽ không thể nhìn rõ sự vật trong bóng tối; hay bạn đã bị quáng gà

Một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng mắt nhìn mờ vào chiều tối là do quang sai bậc cao ở mắt gây ra.

Quang sai bậc cao là hiện tượng khúc xạ không đều của hệ thống quang học mắt, làm suy giảm độ sắc nét và thị lực tương phản của mắt. Đôi mắt chúng ta đều có quang sai ở một mức độ nhất định, điều đó là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, quang sai bậc cao sẽ tăng khi kích thước đồng tử càng lớn. Những người có kích thước đồng tử lớn sẽ bị giảm thị lực nhiều hơn bởi quang sai bậc cao đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng (vì khi đó đồng tử sẽ lớn hơn).

  • Poor Night Vision

THỊ LỰC BAN ĐÊM KÉM GÂY RA NGUY HIỀM GÌ?

 

Khó khăn chính của người có thị lực ban đêm kém hay quáng gà là lái xe vào ban đêm, vì khả năng phản ứng của người lái xe phụ thuộc rất lớn vào thị lực của họ. Khi tầm nhìn bị hạn chế vào ban đêm, người điều khiển phương tiện giao thông có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, thậm chí dẫn tới những tai nạn đáng tiếc.

Các loại đèn chiếu sáng trên cao, đèn phụ trợ và đèn sương mù dùng khi lái xe vào ban đêm có thể vô tình làm tăng nguy cơ tai nạn cho những người bị quáng gà do ánh sáng chói từ chúng gây ra.

Bên cạnh đó, việc tầm nhìn bị hạn chế về đêm sẽ khiến người bệnh gặp một số khó khăn, sự cố như vấp phải đồ vật khi đi trong bóng tối và phản ứng chậm khi điều kiện ánh sáng thay đổi (chẳng hạn như vào rạp chiếu phim tối).

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY GIẢM THỊ LỰC VỀ ĐÊM

Có nhiều tình trạng phổ biến có thể gây ra suy giảm thị lực về đêm:

Các vấn đề về khúc xạ

Các vấn đề khúc xạ không được điều chỉnh chính xác sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt ở cả trong điều kiện đủ sáng và thiếu sáng (ngày và đêm). Trong điều kiện thiếu sáng (trời tối), đồng tử giãn lớn hơn, nên thị lực sẽ càng giảm nhiều.

Tật khúc xạ (cận/ viễn/ loạn thị) là quang sai bậc thấp. Tật khúc xạ - quang sai bậc thấp quyết định 85% độ mờ nhòe của thị lực, 15% còn lại là do quang sai bậc cao. thông số khúc xạ chính xác là giải pháp đầu tiên cho người bị suy giảm thị lực về đêm.

Điều trị đề nghị: Bạn hãy đến khám mắt tại những cơ sở nhãn khoa uy tín và trình bày về đầy đủ về những triệu chứng của mình để có được thông số khúc xạ chính xác và phù hợp.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể xảy ra do sự thoái hóa của các tế bào khiến thủy tinh thể bị đục, không còn trong suốt, ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực phổ biến ở người cao tuổi. Người bị đục thủy tinh thể thường bị chói khi ra nắng và bị giảm thị lực về đêm.

Điều trị đề nghị: Phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Glaucoma (còn gọi là glôcôm - cườm nước)

Glaucoma là bệnh lý tổn thương thần kinh mắt thường liên quan đến tăng nhãn áp. Glaucoma là nguyên nhân gây giảm thị lực phổ biến ở người cao tuổi. Ở giai đoạn đầu, người bị glacoma sẽ có tổn thương thị trường và suy giảm thị lực về đêm.

Điều trị đề nghị: Việc phát hiện sớm và can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật càng sớm sẽ giúp bảo tồn thị lực của bệnh nhân càng nhiều.

Viêm võng mạc sắc tố

Viêm võng mạc sắc tố là bệnh lý di truyền hiếm gặp, với tỉ lệ 1:4000 người. Viêm võng mạc sắc tố ảnh hưởng đến các tế bảo cảm thụ ánh sáng của võng mạc (tế bào que và tế bào nón). Võng mạc chu biên, nơi tập trung nhiều tế bào que sẽ bị tổn thương trước tiên. Nên bệnh nhân sẽ nhìn mờ vào ban đêm.

Điều trị đề nghị: Hiện tại, chưa có phương pháp hiệu quả điều trị bệnh lý di truyền này. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp làm chậm diễn tiến bệnh và có thể bảo tồn một phần thị lực của bệnh nhân.

Đái tháo đường

Những người bị đái tháo đừng nhiều năm thường xuất hiện những tổn thương mạch máu và thần kinh trong đáy mắt, gây ra bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Điều này sẽ làm giảm thị lực của bệnh nhân.

Điều trị đề nghị: Điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, nên bạn có thể ngăn chặn tiểu đường khởi phát bằng việc có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và khám tổng quát thường xuyên.

Lời khuyên bạn nên kiểm tra mắt của mình và người thân mỗi năm một lần, đặc biệt là những người lớn tuổi và có bệnh sử đái tháo đường. Đến bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy thị lực của mình thay đổi.

Tuổi tác

Suy giảm thị lực về đêm được xem là một vấn đề của tuổi già, tuy nhiên, bất kì ai cũng có thể bị thị lực ban đêm kém ở mọi lứa tuổi.

Mặc dù vậy, hầu hết bệnh nhận thấy thị lực về ban đêm suy giảm đáng kể khi họ bước qua 40 tuổi. Thị lực ban đêm kém cũng có thể xảy ra rất nhanh chóng. Ví dụ, trung bình một người 50 tuổi có thể cần gấp đôi ánh sáng để xem như một người trung bình 30 tuổi.

Điều trị đề nghị: Việc điều chỉnh khúc xạ chính xác và lựa chọn kính đa tròng với công nghệ hạn chế quang sai bậc cao có thể cải thiện thị lực cho bạn trong rất nhiều tình huống, đặc biệt là khi làm việc ở nơi thiếu sáng hoặc lái xe vào buổi tối.

Dinh dưỡng: Thiếu vitamin A và kẽm

F0 bổ sung kẽm, dùng thế nào để không 'tiền mất tật mang'?

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc cấu tạo và nuôi dưỡng các bộ phận của mắt như giác mạc và võng mạc. Nếu các bữa ăn thường ngày của bạn bị thiếu vitamin A thì có khả năng đó là nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực ban đêm ở mắt.

Điều trị đề nghị: Ăn cà rốt và rau lá hoặc uống bổ sung vitamin.

Vitamin A cần kẽm để chuyển hóa tốt hơn, vì vậy bạn cần phải đảm bảo chế độ ăn hằng ngày của mình có đủ lượng kẽm.

Bổ sung kẽm từ thịt bò, thịt gia cầm, đậu và quả hạch.

BẠN GẶP VẤN ĐỀ KHI NHÌN VÀO BAN ĐÊM?

Hãy tới gặp chuyên gia nhãn khoa tại cửa hàng đại lý Essilor gần nhất để được khám mắt.

CÁC MỤC LIÊN QUAN

ĐỀ XUẤT CHO BẠN