HỘI CHỨNG THỊ LỰC VI TÍNH (CVS): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Đi cùng sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật số là sự gia tăng của một bệnh lý về mắt liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh,...Đó chính là Hội chứng thị giác màn hình hay còn gọi là hội chứng CVS. Vậy CVS là gì và chúng ta cần làm gì để khắc phục nó? Essilor sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
HỘI CHỨNG THỊ GIÁC MÀN HÌNH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU
Hội chứng thị lực máy tính (CVS: Computer Vision Syndrome) là một bệnh lý về mắt liên quan đến việc sử dụng máy tính thường xuyên từ 2 tiếng trở lên mỗi ngày. Hội chứng này còn được biết đến với cái tên khác là mỏi mắt kĩ thuật số. Hội chứng CVS có thể xuất hiện do mắt phải điều tiết trong những điều kiện như:
- Ánh sáng yếu
- Độ chói trên màn hình máy tính
- Ngồi không đúng khoảng cách
- Ngồi sai tư thế
- Chưa điều chỉnh các vấn đề thị giác
TRIỆU CHỨNG CỦA CVS
Hội Chứng Thị Giác Màn Hình có thể có nhiều triệu chứng, và những người mắc phải có thể gặp phải tất cả một lúc. Những triệu chứng thông thường nhất của CVS bao gồm:
- Thị lực mờ hoặc nhìn đôi
- Khó chịu mắt
- Đỏ hoặc khô mắt
- Đau cổ hoặc lưng
- Đau đầu
Những loại triệu chứng gặp phải thường phụ thuộc vào từng người, cụ thể từng trường hợp với những tình trạng mắt họ có thể gặp phải, lượng thời gian họ sử dụng vi tính và những vấn đề chưa được chuẩn đoán về thị lực.
Ví dụ, vài người viễn thị (nhìn vật ở xa rõ hơn ở gần) hoặc loạn thị (tình trạng thị giác phổ biến gây ra thị lực mờ) có thể không đeo đúng kính (nếu có)hoặc tròng kính cho các công việc nhìn gần, và vì vậy có thể vô tình làm tăng khả năng phát triển thành CVS. Những triệu chứng của Hội Chứng Thị Lực Vi Tính có thể cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn lớn tuổi và khả năng tập trung vào các vật ở gần bắt đầu giảm sút. Đấy được gọi là lão thị..
May mắn là hầu hết các triệu chứng này thường là tạm thời và khi mà bạn giảm thời gian làm việc trên máy tính, những triệu chứng này sẽ dừng lại. Tuy nhiên đối với một vài người, những triệu chứng có thể tiếp diễn ngay cả sau khi họ không nhìn màn hình nữa: thị lực vẫn mờ và đau đầu vẫn tiếp diễn. Nếu đây là trường hợp của bạn, cần phải từng bước giảm mệt mỏi mắt kĩ thuật số càng nhiều càng tốt.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỮA HỘI CHỨNG CVS?
Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm ảnh hưởng của Hội chứng thị giác màn hình lên mắt và cơ thể bạn, với hầu hết những điều đó rất đơn giản để thực hiện ngay lập tức. Essilor sẽ giới thiệu đến bạn một số cách để hạn chế tác hại của CVS.
Điều chỉnh ánh sáng
Việc điều chỉnh ánh sáng này bao gồm ánh sáng từ môi trường xung quanh và ánh sáng từ máy tính. Chọn vị trí màn hình để tránh ánh sáng chói, đặc biệt là từ ánh sáng trên cao hoặc từ cửa sổ. Sử dụng mành hoặc rèm trên cửa sổ và thay thế các bóng đèn bàn với các bóng công suất thấp hơn. Đói với màn hình máy tính, bạn nên điều chỉnh ánh sáng ở mức độ vừa phải, không tối quá cũng không sáng quá, hoặc bạn cũng có thể sử dụng màn hình chống chói để bảo vệ mắt tốt hơn
Điều chỉnh tư thế ngồi
Hầu hết mọi người đều thấy thoải mái hơn khi xem máy tính với hướng mắt nhìn xuống. Tốt nhất, bạn nên ngồi thẳng lưng, màn hình máy tính nên được đặt dưới tầm mắt từ 15 đến 20 độ (tính từ trung tâm của màn hình) và cách mắt khoảng từ 50 đến 70 cm.
Cho mắt thư giãn
Để tránh mỏi mắt, hãy cho mắt có khoảng nghỉ khi bạn sử dụng máy tính. Đôi mắt của bạn nên được nghỉ 15 phút sau hai giờ sử dụng máy tính liên tục. Ngoài ra, sau 20 phút xem máy tính bạn nên nhìn vào khoảng không hay nhìn vào 1 điểm ở khoảng cách khoảng 6 mét trong 20 giây để đôi mắt có cơ hội tái tập trung (Quy tắc 20-20-20). Ngoài ra bạn cũng nên chớp mắt thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ bị khô mắt do sử dụng máy tính.
Sử dụng kính chuyên dụng cho máy tính
Cuối cùng, kính sử dụng khi làm việc trên vi tính có thể là cách tốt để giảm chói và hạn chế mỏi mắt kĩ thuật số. Những tròng kính như Eyezen là loại tròng kính đặc biệt, giúp lọc ánh sáng xanh để bạn có thể tiếp tục nhìn màn hình với độ chói vào mắt bạn là ít nhất. Nếu những điều này không giúp bạn và bạn tiếp tục mắc phải Hội Chứng Thị Lực Vi Tính, hãy gặp chuyên gia khúc xạ. Bạn có thể bị các tình trạng mắt chưa được chuẩn đoán mà cần làm rõ hoặc cần đơn kính khác cho kính gọng hoặc kính áp tròng.
Đó là những thông tin về Hội chứng Thị giác Màn hình mà bạn cần biết. Chắc hẳn bạn đã biết cách chủ động bảo vệ đôi mắt của mình trước màn hình. Hãy liên hệ ngay với ác chuyên gia nhãn khoa nếu bạn gặp phải vấn đề liên quan tới hội chứng CVS để được tư vấn và giúp đỡ!
BẠN DÀNH NHIỀU THỜI GIAN TRƯỚC MÀN HÌNH VI TÍNH?
Đến ngay chuyên gia khúc xạ gần bạn nhất và bắt đầu bảo vệ mắt bạn ngay hôm nay