Cận thị là gì?
Nếu bạn phát hiện thị lực bị mờ khi cố gắng tập trung nhìn vật ở xa, có thể là bạn bị cận thị.
Cận thị là một thuật ngữ y khoa dùng để gọi tật khúc xạ nhìn xa không rõ ở mắt. Người bị cận thị thường nhìn thấy vật hoặc người ở khoảng cách xa bị mờ, nhưng ngay khi họ lại gần thì sẽ thấy rõ hơn.

Triệu chứng của cận thị là gì?
Tật cận thị thường bắt đầu biểu hiện ở tuổi nhỏ. Khi người bị cận thị lớn lên, độ cận sẽ dần ổn định và dừng tăng lên ở tuổi thanh niên. Tuy nhiên ở một số người, cận thị bắt đầu biểu hiện sau khi trưởng thành.
Những triệu chứng thông thường của cận thị bao gồm:
- Nheo mắt
- Đau đầu
- Nhìn rõ ở gần, nhìn không rõ ở xa

Vấn đề cận thị trên thế giới
Theo tính toán đến năm 2020, sẽ có hơn 2 tỉ người mắc chứng cận thị. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong 30 năm tiếp theo, và tới năm 2050, gần 50% dân số thế giới có nguy cơ mắc chứng cận thị.
Mọi châu lục đều đang có tỉ lệ người mắc chứng cận thị gia tăng. Riêng tại châu Á – Thái Bình Dương, 66% dân số có khả năng sẽ mắc chứng cận thị vào năm 2050.
Tật cận thị cũng có khả năng biến chứng thành cận thị nặng, với độ cận từ -5.00 đi-ốp trở lên. Theo tính toán đến năm 2020, sẽ có khoảng 300 triệu người mắc tật cận thị nặng. Dự đoán đến năm 2050, tật cận thị nặng sẽ ảnh hưởng khoảng 1 tỉ người. Người bị cận thị nặng có khả năng cao sẽ biến chứng thành các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, bong võng mạc, đục thủy tinh thể và cườm nước.
TÌM HIỂU THÊM VỀ CẬN THỊ
Nguyên nhân gây cận thị
Ở mắt bị cận thị, trục nhãn cầu bị dài ra hoặc kéo dãn ra, tạo nên một khoảng cách xa hơn giữa giác mạc và võng mạc (phần ''trước'' và ''sau'' của mắt) và làm cho giác mạc bị biến dạng. Điều này gây ra thị lực mờ khi nhìn vật ở quá xa.
Cận thị trong cuộc sống hằng ngày
Tật cận thị sẽ khiến sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên khó khăn hơn bởi tầm nhìn xa không rõ. Cận thị cũng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu do những tác dụng phụ như đau đầu và mỏi mắt.
Ở trẻ em bị cận thị, nếu không phát hiện và có giải pháp khắc phục kịp thời thì việc phát triển và học tập của các em đều sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là tương lai của các em.
Nhận biết cận thị ở trẻ em và người lớn
Phần lớn trẻ em thường không tự nhận thức được hoặc than phiền về tật cận thị. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý biểu hiện của trẻ để phát hiện kịp thời nếu trẻ bị cận thị.
Trẻ em than phiền về nhức đầu, khó tập trung và khó nhìn chữ khi đến trường đều là các triệu chứng của cận thị. Trong trường hợp cận thị xuất hiện ở tuổi sơ sinh, cha mẹ nên tìm những dấu hiệu như lác/lé, hay dụi mắt và đau đầu.
Thông thường, tật cận thị sẽ xuất hiện ở tuổi từ 8 đến 12. Ở người lớn, vấn đề thị lực giảm sút có thể do nhiều tác nhân ẩn như tiểu đường và đục thủy tinh thể.
CÁCH ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ
Tật cận thị có thể được điều trị bằng cách đeo kính thuốc, kính áp tròng có độ và phẫu thuật khúc xạ. Kiểm tra mắt thường xuyên với chuyên gia khúc xạ sẽ giúp bạn và người thân theo dõi tình trạng cận thị và đảm bảo sức khỏe mắt tốt.
Việc dành nhiều thời gian ngoài trời, đặc biệt là ngoài nắng, sẽ có tác động tích cực tới thị lực. Các cha mẹ cũng được khuyên nên giới hạn thời gian sử dụng các loại màn hình điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng của trẻ nhỏ, bởi việc sử dụng quá lâu sẽ dẫn tới căng, mỏi mắt.
Chu kỳ khám mắt
Thông thường, cha mẹ nên cho con đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện triệu chứng cận thị.
Việc trẻ được điều trị tật cận thị khi còn nhỏ sẽ giúp các em kiểm soát độ cận từ sớm, tránh việc thị lực ngày càng kém đi. Bởi vậy, việc tuân thủ lịch khám mắt định kỳ là cần thiết cho con bạn.
Trẻ bị cận thị có thể tăng độ nhanh khi cơ thể và mắt phát triển. Sự phát triển của cơ quan mắt có thể kéo dãn khoảng cách giác mạc và võng mạc nhanh hơn. Tuy nhiên, trẻ bị cận thị thường sẽ ổn định độ cận khi bước vào tuổi thiếu niên.
LO LẮNG CON BẠN CÓ THỂ BỊ CẬN THỊ?
Hãy tới gặp chuyên gia nhãn khoa gần nhất để kiểm tra thị lực con bạn ngay hôm nay.

Kính cho trẻ em
Một thị lực khỏe mạnh là cần thiết để trẻ nhỏ học hỏi thế giới xung quanh. Hãy đảm bảo lựa chọn tròng kính và gọng kính phù hợp nhất cho các em.

Tròng kính chống trầy xước
Trầy xước trên tròng kính không chỉ gây khó chịu, mà còn khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng dẫn tới nguy hiểm.

Tròng kính cận bảo vệ mắt
Bảo vệ và cải thiện tầm nhìn của bạn với tròng kính Crizal. Trải nghiệm tầm nhìn rõ nét nhất có thể.